Nên lắp đặt Camera IP hay Camera Analog HD

Camera IP và camera analog đều là 2 loại camera đang được ưa chuộng trên thi trường hiện nay. Vậy nên chọn lắp đặt Camera IP hay Camera Analog để đạt hiệu quả cao nhất và tiết kiệm chi phí nhất? Trong bài viết này, Camera Lê Võ xin giới thiệu đến bạn đọc về 2 dòng sản phẩm camera này để các bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Camera IP là gì?

+ Là loại camera có hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong máy, sau đó truyền tải hình ảnh tín hiệu số qua một kết nối Ethernet về máy tính hoặc một thiết bị lưu trữ tín hiệu số.
+ Camera IP có thể sử dụng cả 2 loại cảm biến CMOS hoặc CCD, và cũng có nhiều kiểu tương tự các dòng camera truyền thống như: Pan/ Tilt/ Zoom, mái vòm, đầu đạn, hộp, hồng ngoài và không dây.
Camera IP thường được tích hợp sẵn một giao diện web để có thể truy cập và điều khiển dựa trên một địa chỉ IP xác định thông qua mạng WAN, LAN hoặc Internet.
+ Bằng cách sử dụng trình duyệt web tiêu chuẩn, khách hàng hoặc người sử dụng có thể xem hình ảnh của camera IP từ bất cứ nơi đâu.

Camera Analog là gì?

+ Là một camera với cảm biến CCD và sau đó hình ảnh được số hóa để xử lý.
+ Nhưng trước khi có thể truyền tải hình ảnh, nó cần phải chuyển đổi tín hiệu trở lại Analog và truyền tải về một thiết bị Analog, chẳng hạn như màn hình hoặc thiết bị lưu trữ.
+ Không giống như camera IP, camera Analog không được tích hợp giao diện web để truy cập và điều khiển mà chức năng này được thực hiện bởi bộ ghi hình (Video recording), hoặc thiết bị điều khiển (Control equipment).

Nên chọn lắp đặt Camera IP hay Camera Analog?

Chất lượng hình ảnh
– Đối với Camera IP:
Camera IP có ưu điểm thu được hình ảnh với độ nét và chất lượng Megapixel cao, nhưng trong điều kiện ánh sáng yếu, chất lượng ảnh sẽ bị hạn chế.
Camera IP bị giới hạn bởi tài nguyên mạng. Người dùng phải chọn lựa giữa tốc độ khung hình và chất lượng hình ảnh, tăng cái này thì giảm cái kia.
Do hình ảnh được nén trước khi truyền về trung tâm nên sẽ có độ trễ, các bạn không thể xem được chất lượng hình ảnh cao nhất và hình ảnh không đảm bảo tính thời gian thực.
– Đối với Camera Analog:
Cảm biến CCD trong Camera Analog xử lý tốt chất lượng ảnh trong các điều kiện ánh sáng và chuyển động khác nhau. Tuy nhiên, camera analog không có khả năng tương thích với các tiêu chuẩn cao hơn NTSC/ PAL (Chuẩn NTSC/ PAL hỗ trợ 25 – 30 khung hình/ giây, 525 – 625 dòng quét/ khung hình).
Đầu ghi hình được trang bị các phần cứng và phần mềm để nén tín hiệu Analog, do đó chất lượng hình ảnh và tốc độ khung hình dễ dàng được nâng cao.
Hệ thống cáp tín hiệu
– Đối với Camera IP:
Một lợi thế của Camera IP là khả năng sử dụng hệ thống dây mạng sẵn có để truyền điện (POE) phục vụ cho hệ thống camera.
Điều này được tuân theo tiêu chuẩn TIA/EIA-568-B với giới hạn khoảng cách từ Switch tới camera là 100m.
Tuy nhiên cần chú ý, tùy theo loại camera IP, có thể sử dụng các nguồn 12.9 wat, 25 wat hoặc trên 70 wat mới có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
– Đối với Camera Analog:
Camera Analog sử dụng hệ thống cáp đồng trục khá cồng kềnh và cần phải có nguồn điện đi kèm.
Hiện nay, các nhà tích hợp hệ thống có thể sử dụng “các bộ biến đổi balun” để truyền tải hình ảnh, điện và dữ liệu Analog trên một hạ tầng dây mạng vượt xa giới hạn của tiêu chuẩn TIA/EIA.
Sử dụng các bộ biến đổi balun, hình ảnh Analog có thể được truyền đi hơn 1km trên hệ thống cáp tiêu chuẩn Cat. 5e.
Truyền tải hình ảnh
– Đối với Camera IP:
Lưu lượng tín hiệu IP, như VoIP, có thể gặp phải nhiều vấn đề trong truyền tải: Giới hạn băng thông, tắc nghẽn mạng, thay đổi tỉ lệ bit, kích thước file lớn, cân bằng tải, virus và độ trễ.
Nếu mạng có vấn đề dù chỉ trong giây lát, hình ảnh sẽ bị gián đoạn hoặc kém chất lượng.
– Đối với Camera Analog:
Lưu lượng tín hiệu analog không gặp bất cứ vấn đề gì về mạng hoặc rủi ro khi truyền tải.
Băng thông hầu như không giới hạn.
Đó là một kết nối bị động, tương tự như tín hiệu kết nối điện thoại analog, hình ảnh không bị ảnh hưởng hoặc nhiễu bởi các vấn đề bên ngoài hệ thống giám sát hình ảnh.
Bảo mật
So sánh vấn đề bảo mật camera an ninh của 2 loại:
– Đối với Camera IP:
Dữ liệu IP có thể được mã hóa và khó có thể biết được nội dung nếu bị đánh cắp. Tuy nhiên, chính hệ thống mạng lại đang là đối tượng cho virus và các phần mềm khác tấn công.
Do đó, camera và các thiết bị mạng cũng là mục tiêu tấn công của những hacker.
– Đối với Camera Analog:
Tín hiệu Analog ít an toàn hơn và có thể bị đánh cắp hoặc xem bởi bất cứ ai có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng cáp.
Tuy nhiên, vì toàn bộ hệ thống Analog gần như miễn dịch được với virus và các loại phần mềm tấn công, nên nếu muốn hack camera, các hacker không có cách nào khác ngoài việc bắt buộc phải tiếp xúc vật lý với các thiết bị trong hệ thống.
Bảo trì Camera
– Đối với Camera IP:
Một camera IP là một thiết bị mạng và cần được quản lý liên tục.
Các bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ bảo trì camera và sửa camera.
– Đối với Camera Analog:
Camera Analog là thiết bị không cần phải quản lý.
Không có địa chỉ IP để quản lý, không phải lo lắng về lập trình, phần mềm và kỹ năng quản lý
Lắp đặt Camera
– Đối với Camera IP:
Camera IP đòi hỏi một số kỹ năng mạng cơ bản cho việc lắp đặt ở quy mô nhỏ.
Nhưng ở những quy mô lớn như doanh nghiệp, việc lắp đặt camera IP yêu cầu người lắp đặt phải trang bị kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn.
– Đối với Camera Analog:
Camera Analog không đòi hỏi kiến thức về mạng và cấu hình, chỉ cần có nguồn điện, điểm đặt và tiêu điểm, việc lắp đặt camera có thể được thực hiện dễ dàng mà không cần quan tâm đến quy mô của hệ thống.
Độ tương thích
– Đối với Camera IP:
Camera IP cần một NVR (còn gọi là máy ghi hình trên nền mạng IP) để giao tiếp với từng camera cụ thể.
Mỗi khi muốn lắp đặt một camera mới, các bạn cần đảm bảo rằng NVR có hỗ trợ cho camera đó.
Bởi vì NVR có thể chỉ hỗ trợ một số camera giới hạn của một nhà sản xuất cụ thể.
– Đối với Camera Analog:
Một DVR có thể chấp nhận bất kỳ camera anlog nào. Các bạn sẽ không phải lo lắng bất kỳ vấn đề nào về độ tương thích khi cần thay đổi DVR hoặc camera.
Tuy nhiên, có một lưu ý là nhiều DVR ngày nay được thiết kế hybrid (lai), tức trong một hệ thống tích hợp cả 2 loại Camera Analog và Camera IP trên một giao diện phần mềm.
Khả năng mở rộng
– Đối với Camera IP:
Một trong những ưu điểm của IP là nếu muốn thêm vào một Camera IP mới, chỉ cần cắm vào bất kỳ kết nối mạng nào.
Tuy nhiên, khi muốn mở rộng hệ thống camera lên quy mô lớn cho các doanh nghiệp, cần phải có những thiết bị quản lý chuyên dụng và băng thông cần thiết.
– Đối với Camera Analog:
Camera Analog không đòi hỏi yêu cầu về băng thông khi dữ liệu truyền giữa camera và thiết bị lưu trữ. Nên khi camera mới được lắp đặt – cắm trực tiếp vào DVR – sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng của bạn.
Giá cả 
– Đối với Camera IP:
Camera IP có thể đắt hơn gấp 3 lần so với Camera Analog.
Ngoài ra, còn có thêm chi phí cấp bản quyền cho mỗi camera để kết nối chúng với một DVR.
Việc lắp đặt hệ thống cho camera IP có thể trở nên rất tốn kém bởi nó đòi hỏi phải có các Switch và các thiết bị ngoại vi.
– Đối với Camera Analog:
Camera Analog có giá thấp hơn nhiều so với camera IP.
Do không cần có các thiết bị ngoại vi và quản lý đi kèm, việc lắp đặt Camera Analog sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Webcam dạy học online | Webcam dạy học trực tuyến | Webcam Quảng Ngãi

Bộ phát sóng Wifi Ruijie | Thiết bị mở rộng sóng Wifi chất lượng năm 2021

Camera Wifi Quảng Ngãi | Dịch vụ lắp đặt camera wifi Quảng Ngãi